top of page
Writer's picturediennuocthinhthanh

Xu hướng thiết kế phòng bếp trên tầng thượng

Xu hướng thiết kế phòng bếp trên tầng cao được các gia đình quan tâm, đặc biệt các hộ gia đình trẻ, các cặp đôi mới cưới. Vậy thiết kế phòng bếp trên tầng cao và lợi ích việc thiết kế phòng bếp trên tầng cao như thế nào, có phù hợp phong thủy không... Các bạn cùng tham khảo bài viết này nhé!




Để tránh tình trạng oi bức, ngột ngạt ở tầng trệt, có nên thiết kế bếp trên tầng cao cho những ngôi nhà phố chật hẹp​

Thứ nhất, đặt bếp trên tầng cao nhất tránh được khí nóng và mùi thức ăn tỏa ra đặc biệt là vào mùa hè nóng bức, vì khi đặt bếp ăn dưới tầng 1 sẽ không có tường bao kín mà thường để thông với phòng khách nên sẽ ảnh hưởng đến không gian phòng khách, ảnh hưởng lớn hơn nữa nếu ngôi nhà diện tích nhỏ hẹp. Hãy thử tưởng tượng xem ngôi nhà không bị ám mùi khói bếp sẽ luôn thơm tho sạch sẽ và khô ráo. Khi bố trí bếp trên tầng cao nhất tách biệt với những không gian chức năng bên dưới kết hợp sân phơi đồ, sân chơi hoặc chỗ giặt phơi thì điều này có vẻ rất hữu ích.


Thứ hai, đây là giải pháp hiệu quả cho những ngôi nhà phố chật hẹp diện tích nhỏ. Tầng thượng trên cùng là không gian mà các ngôi nhà phố có thể tận dụng và rất cần thiết thường được dùng để giặt phơi, đặt phòng thờ , sân chơi… Tuy nhiên khi kết hợp với cả phòng bếp ăn trên sân thượng thì sẽ dành khoảng diện tích lớn ở tầng 1 để làm gara hoặc đặt thêm 1 phòng ngủ, tất nhiên công năng ngôi nhà sẽ được cải thiện đáng kể. Nhiều gia đình để không gian tầng 1 buôn bán, làm văn phòng, kinh doanh thì đặt bếp ăn sẽ rất bất tiện, như thế phòng bếp ăn ở tầng cao sẽ sử dụng tiện lợi hơn.


Thứ ba, nhiều người cho rằng “Bố trí bếp ở sân thượng có vườn cảnh lại hay, vừa thông thoáng tự nhiên, vừa làm nơi sinh hoạt chung gia đình, vừa có thể tiếp bạn bè... lai rai cũng vui” Nhiều nhà có diện tích rộng hơn cũng tổ chức thêm một bếp trên sân thượng dùng vào những lúc tiếp bạn bè, thân hữu hoặc làm không gian sinh hoạt chung. Ở đó có thể tổ chức những bữa ăn đồ nướng tiện lợi, thoáng và thích nghi vì không bị vương nặng khói bụi vào nhà. Không gian rộng mở ở tầng cao sẽ thoáng đãng, yên tịnh và lý thú cho những bữa ăn, buổi tiệc có tính gia đình.

Bố trí không gian bép ăn ở tầng lửng cho những ngôi nhà 1 tầng để tăng hiệu quả sử dụng công năng​

Thứ 4, đối với nhà 1 tầng, nhiều gia đình có thể thiết kế gác lửng hay tầng tum nhỏ để đặt bếp ăn trên đó, cũng được gọi là đặt bếp ở tầng cao nhất, điều này vừa giúp tăng diện tích vừa tiết kiệm chi phí xây dựng, đây là một giải pháp rất hiệu quả cho những nhà 1 tầng diện tích nhỏ hoặc những chủ đầu tư muốn đặt bếp ở không gian riêng tránh mùi hay khí nóng.

Hạn chế khi thiết kế bếp trên tầng cao




Ai cũng hình dung được bố trí ở tầng cao nhất sẽ tạo nên những điều bất tiện như thế nào và cần phải có điều kiện gì mới có thể thiết kế công năng như vậy

Thứ nhất, bất tiện lớn nhất là trong việc di chuyển. Nếu gia đình của bạn có người lớn tuổi hoặc trẻ em thì sẽ khá khó khăn trong việc di chuyển lên xuống mỗi khi dùng bữa. Hơn nữa, nếu công trình nhà của bạn gồm 3 tầng trở lên thì mỗi khi di chuyển lên tầng cao nhất để nấu nướng, ăn uống sẽ rất vất vả, không phù hợp với những bữa ăn thường ngày. Đặt bếp trên sân thượng thường chỉ phục vụ không gian thư giãn kết hợp tiểu cảnh đẹp để đón ánh nắng ấm áp khi thời tiết đẹp, chúng ta sẽ tận hưởng một bữa ăn nhẹ vào ban đêm kết hợp hóng gió mát.


Thứ hai, cần phải làm mái cho sân thượng chắc chắn và tôn bắn che xung quanh để tránh mưa bão => tốn kém chi phí. Đặt bếp trên tầng cao, đặc biệt là tầng thượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp bởi nắng nóng hay mưa bão vì thế việc che chắn cho khu vực bếp ăn là điều cần thiết, có thể sử dụng mái tôn có diềm bao phủ xung quanh để che chắn.


Thứ ba, bếp trên tầng cao nó không phù hợp với nếp sống và khí hậu của người Việt Nam. Mặc dù vào tiết trời mùa xuân hay mùa thu ấm áp thì với một không gian bếp thoáng đãng sẽ phù hợp để tổ chức một bữa tiệc ngoài trời linh đình, tuy nhiên vào mùa hè oi bức hay mùa đông lạnh giá thì đặt bếp trên sân thượng vô cùng bất tiện cho cả người nấu và cả khi dùng bữa. Khí nóng từ bếp cộng với cái nắng nóng mùa hè khiến người nấu khó chịu, vất vả, đặc biệt lại là trên tầng cao nhất sẽ nóng vô cùng ví không có điều hòa cũng không được đổ trần đổ mái cách nhiệt. Còn mùa đông gió rét thì ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên gia đình khi ngồi dùng bữa. Như vậy thiết kế bếp ở tầng cao chỉ nên là bếp phụ phục vụ các bữa tiệc hoặc những bữa ăn nhẹ kết hợp không gian tiểu cảnh đẹp, còn đối với những bữa ăn chính thường ngày thì vẫn nên đặt ở tầng trệt để đảm bảo sức khỏe người nội trợ.

Theo phong thủy, có nên thiết kế bếp trên tầng cao nhất không ?



Phong thủy phòng bếp luôn được chú trọng trong việc thiết kế bếp​

Theo khoa học chứng minh thì càng lên cao không khí càng loãng và các tầng trên sẽ kém sinh khí so với các tầng dưới, trong khi cầu thang được coi là mạch dẫn khó từ tầng dưới lên tầng trên theo sự vận động đi lên của mọi người trong nhà, càng ở tầng trên cao thì sự di chuyển càng ít và thưa thớt cho nên có thể nói bếp đặt ở nơi kém sinh khí rất ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bếp khi mà nó tượng trưng cho hạnh phúc gia đình, tài lộc, sức khỏe cần phải đặt ở những nơi vượng khí mới mong gia đình sung túc, yên ổn. đây là điều mà các gia chủ thường lo lắng khi muốn đặt bếp trên tầng cao hay tầng thượng.

Chú ý hướng bếp phải phù hợp, phải thuận với mệnh của gia chủ. Khi thuê thiết kế nhà, điều này sẽ được chúng tôi tính toán kỹ lưỡng dựa vào mệnh của chủ đầu tư để xác định hướng bếp (là hướng quay lưng khi nấu ăn), hướng bếp không được cùng với hướng nhà cũng không được khắc mệnh của gia chủ nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến tài lộc của gia đình, đặc biệt là vận cát của gia chủ.

Không chỉ chú ý đến hướng, đến sinh khí mà còn phải cân nhắc cách bố trí các vật dụng nội thất trong khu bếp như chậu rửa, tủ lạnh hay vị trí nhà vệ sinh chung… cũng như chúng ta cần giữ cho phòng bếp gọn gàng, khô ráo, sạch sẽ… không biij ảnh hưởng bởi mưa bão….

Tóm lại, có nên thiết kế bếp trên tầng cao nhất hay không ?

Có nên thiết kế bếp trên tầng cao nhất không phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình và đặc điểm của ngôi nhà​

Dựa vào những cách phân tích ưu điểm, nhược điểm và về phong thủy thì chúng tôi cho rằng gia chủ có thể thiết kế bếp ở trên tầng cao nếu thật sự cần thiết và cần một giải pháp hiệu quả cho không gian nhà chật, hay có mục đích quan trọng để kinh doanh, làm văn phòng ở tầng trệt… Tuy nhiên khi thiết kế bếp ở tầng cao nhất cũng phải tuân thủ những lưu ý về phong thủy đã được nói tơi ở trên về hướng về cách bố trí nội thất sao cho phù hợp. Với cách bố trí này sẽ mang lại một số lợi ích cho gia chủ nhưng nếu như không thật sự cần thiết hay nhà rộng rãi thì không nên bố trí bếp chính ở tầng cao nhất vì như thế sẽ vất vả cho việc di chuyển lên xuống và cũng không phù hợp phong thủy. Nếu như chỉ đơn giản là gia chủ muốn có một không gian nấu nướng ở tầng trên cùng phục vụ những bữa ăn nhẹ hay tiệc tùng thì có thể đặt một bếp phụ ở tầng trên và chỉ sử dụng khi cần thiết còn bếp chính đặt ở tầng trệt vẫn nên phục vụ cho những bữa ăn hàng ngày.

3 views0 comments

Comments


bottom of page