Hiện nay tại các thành phố lớn diện tích sử dụng đất ngày càng eo hẹp, giải pháp nhà ở cho người dân là nhiều nhà chung cư mọc lên, với các nhà có diện tích đất nhỏ hẹp, kinh tế lại eo hẹp rất nhiều nhà chọn xây thêm gác lửng để mở rộng không gian sống, không gian mặt đất dành cho bếp và phòng khách không còn chỗ để đậu xe chẳng hạn. Tất cả lý do đó nên rất nhiều gia chủ muốn thiết kế bếp trên tầng lửng nhưng còn e ngại không biết về mặt phong thủy có nên hay không hoặc có bất tiện gì không? Để giải đáp thắc mắc trên các chuyên gia thiết kế nội thất nhà bếp Besthome sẽ trả lời ngay bên dưới đây nhé!
1. Thiết kế bếp trên tầng lửng có nên hay không?
>>> Xem thêm: Báo giá ống nhựa Tiền Phong
Trong thực tế cũng có một số gia đình đã thiết kế bếp trên tầng lửng, họ được tư vấn trước khi thiết kế nên không gian bếp vẫn đảm bảo thoáng đãng không bí bách, tận dụng diện tích tầng trệt để làm phòng khách và gara xe hơi. Khi nấu nướng có thể quan sát trên tầm cao và rộng xung quanh nhà cảm giác rất thú vị. Tuy nhiên, khi thiết kế bếp trên tầng cao sẽ có một hạn chế: người già đi lại bất tiện, mùi thức ăn bay khắp nhà để khắc phục bạn phải lắp máy hút mùi, nên thiết kế lỗ thông tầng và giếng trời giúp khử mùi thức ăn tốt hơn.
Về mặt phong thủy thì bếp trên gác lửng cũng không kiêng kỵ gì cả, thậm chí bạn có thể đưa phòng ngủ hay phòng khách lên tầng lửng vì hiện nay phần lớn các nhà phố có diện tích hạn chế nên ý tưởng thiết kế mới này phần nào đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của các thành viên trong gia đình.
2. Gác lửng nên cao bao nhiêu là chuẩn nhất?
Gác lửng nên cao bao nhiêu là chuẩn và hợp lý nhất? Căn cứ vào chiều cao của người Việt Nam, theo chia sẻ của các nhà thầu thi công và kinh nghiệm của các chuyên gia thiết kế nội thất thì gác lửng nên cao khoảng từ 2.5 đến 2.8 m, không nên vượt quá 3m. Lý do nếu quá thấp sẽ gây cảm giác không gian chật chọi, ngột ngạt, còn nếu quá cao sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà, làm mất cân đối trong thiết kế không gian. Đặc biệt là khi bạn lại đặt bếp trên gác lửng thì vấn đề chiều cao cần phải được chú ý nhiều hơn vì khi nấu nướng có mùi thức ăn, dầu mỡ, khói bẩn bay khắp phòng sẽ gây ngộp và nóng nếu không gian trần quá thấp.
3. Các mẫu thiết kế cầu thang gác lửng phổ biến hiện nay
>>> Xem thêm: Ống nhựa HDPE 80 Tiền Phong
Thiết kế cầu thang gác lửng cũng là một bộ phận quan trọng góp phần làm cho không gian nhà trở nên đẹp và sang trọng không kém các ngôi nhà tầng ở phố, có thể sử dụng nhiều vật liệu như gỗ, sắt, đá, inox, … để thi công thiết kế cầu thang gác lửng, mỗi loại vật liệu tuy có thiết kế đơn giản nhưng góp phần quyết định tính thẩm mỹ của toàn bộ không gian sống của gia chủ nên bạn cần chú ý đầu tư đúng mức nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí và đảm bảo thực hiện tốt công năng của thiết kế.
Thiết kế bếp trên tầng lửng hiện nay được ứng dụng phổ biến tại các nhà cấp 4, nhà chung cư có diện tích nhỏ hẹp muốn mở rộng không gian và diện tích sử dụng trở nên thông thoáng và rộng rãi thoải mái hơn mà vẫn đảm bảo thực hiện tốt chức năng nấu nướng và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 14 mẫu nhà cấp 4 có gác lửng rộng đẹp tiện nghi
Lưu ý: Về mặt phong thủy kiêng kỵ đặt bếp phía trên nhà vệ sinh và đối diện cửa phòng ngủ nên khi thiết kế bếp trên tầng lửng cần tránh để đảm bảo sức khỏe và tài lộc của những người sống trong cùng một gia đình.
Comments