top of page
Writer's picturediennuocthinhthanh

Tổng hợp kiến thức chung về van điều khiển

Có thể bạn đã từng nghe về một loại van có tên là van điều khiển. Tuy nhiên bạn chưa biết thông tin cụ thể về sản phẩm này như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản nhất về sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn van được hiệu quả hơn.


1. Van điều khiển là gì?


>>> Xem thêm: Ống nhựa PPR



Van điều khiển là một loại van công nghiệp. Nó thường được sử dụng trong hệ thống ống dẫn của nhà máy. Loại van này được hoạt động đóng/mở nhờ điều khiển của điện hoặc khí nén thông qua tín hiệu điều khiển. Đây là loại van được đánh giá là hiện đại nhất trên thị trường hiện nay. Việc đóng/mở van sẽ được thực hiện một cách dễ dàng ngay cả khi đường ống có kích thước rất lớn.


2. Các loại van điều khiển và đặc điểm cấu tạo của van.


Trên thị trường hiện nay, van điều khiển có 2 loại là: van điều khiển bằng điện và van điều khiển bằng khí nén. Mỗi loại van sẽ có các đặc điểm cấu tạo các nhau và hiệu quả khi ứng dụng vào thực tế cũng khác nhau.

Cấu tạo của van điều khiển bằng điện gồm 2 bộ phận chính là: thiết bị điều khiển và phần cơ. Trong đó, thiết bị điều khiển sẽ có vai trò truyền động và phần cơ sẽ là bộ phận kết nối với đường ống. Bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc giúp đóng mở van để dòng lưu chất có thể lưu thông trong đường ống.

Loại van này sẽ hoạt động bằng mô tơ điện. Nó có các đặc điểm, nguyên lý hoạt động hay chức năng cơ bản như các loại van điều khiển khác. Nhưng, vì van thường có dòng chảy có dòng chảy cố định nên nó ít được sử dụng để thực hiện công việc điều tiết dòng chảy. Hiện nay, loại van này được sử dụng nhiều trong các đường ống: dầu khí, nước thải hay cấp thoát nước.

|Âu Việt đang phân phối loại sản phẩm này: van bi điều khiển , van bướm điều khiển bằng điện, van điện từ..

Van điều khiển khí nén

Van điều khiển khí nén được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hiện nay. Sản phẩm này có 2 bộ phận chính là van cơ thông thường và điều khiển khí nén xi – lanh. Trong đó:

- Van cơ có vai trò kết nối trên đường ống giúp cho van đóng/mở để dòng lưu chất có thể lưu thông.

- Điều khiển khí nén xi – lanh là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động của van điều khiển. Nó sử dụng áp lực khí nén để điều khiển hoạt động đóng/mở của van được dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Thường thì van điều khiển khí nén sẽ được sử dụng nhiều trong các công việc yêu cầu truyền động gọn nhẹ và tiện lợi cũng như tốc độ truyền động cao. Đặc biệt, sản phẩm này hiện nay được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực: chống cháy, khí thải, đóng gói sản phẩm, nước sạch….

Van điều khiển thủy lực

Van điều khiển thủy lực cung cấp cho vị trí bán tự động hoặc tự động của van. Chúng được sử dụng khi cần có áp lực lớn để mở van. Khi không có áp lực chất lỏng, lực lò xo giữ van ở vị trí đóng. Khi có chất lỏng chảy vào lực của chất lỏng thủy lực lớn hơn lực lò xo, piston sẽ di chuyển lên trên và van mở ra. Để đóng van, chất lỏng thủy lực (chẳng hạn như nước hoặc dầu) được cấp cho hai bên của piston trong khi phía bên kia được xả ra.


3. Nguyên lý hoạt động của van điều khiển




Van điều khiển bằng điện hay bằng khí nén đều dựa vào bộ kích động hay còn gọi là bộ Actuator của van. Bộ Actuator sẽ được thiết lập thêm phần hộp số chuyển động. Hộp số này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thay đối moment và tốc độ của động cơ hoặc bầu khí nén. Từ đó, hoạt động của hộp số sẽ tạo thành các chuyển động thẳng giúp đóng mở van được dễ dàng nhất.

Đối với van điều khiển bằng điện

Nguyên lý của loại van này sẽ nhận tính hiệu từ nguồn và làm cho motor quay. Khi motor quay thì các thiết bị cảm biến áp suất hay thiết bị cảm biến nhiệt độ sẽ phát ra tín hiệu điện trở điều khiển có cường độ từ 4 đến 20 mA. Điều này giúp trục chuyển động và giúp van đóng/mở theo quy định.

Đối với van điều khiển khí nén

Trong hệ đường ống sẽ có hệ thống cấp khí nén. Trong đó sẽ có 1 van đóng vai trò cấp và ngưng cấp khí nén. Khi đầu van điều khiển được cấp khí nén sẽ khiến trục chính quanh 1 góc 90 độ. Tiếp theo, trục chính sẽ kết nối với trục chính của van bướm để giúp cánh bướm quay thành 1 góc vuông. Điều này sẽ giúp cho van được đóng/mở theo điều khiển của bạn.

Ngoài ra thì van điều khiển bằng khí nén có thể hoạt động được nhờ áp lực của khí nén. Có nghĩa là hoạt động của van chỉ được thực hiện khi khí nén được cấp vào bộ điều khiển khí. Khi đó thì nó sẽ tác động làm cho xy lanh chuyển động. Từ đó giúp cho trục van cũng chuyển động quay và tác động đến trạng thái của van. Đó là cách mà van có thể đóng hay mở tùy theo điều khiển.


4. Vai trò của van điều khiển


Trong ngành công nghiệp hiện nay, van điều khiển đóng vai trò rất quan trọng. Nó có tính kiểm soát rất phổ biến. Van có thể giúp điều khiển các loại khí hay nước hoặc các chất hóa học khác nhau trong quá trình lưu thông trong đường ống. Nó có thể giúp điều tiết và giảm sự xáo trộn của các lưu chất này khi cần gần đến điểm thiết lập.

Sự hiện diện của van điều khiển được đánh giá như một bàn tay của các vòng điều khiển. Nó giúp cho hệ thống điều khiển tự động các lưu chất bên trong của đường ống trở nên hiệu quả và ổn định hơn.


5. Ưu điểm của van điều khiển


>>> Xem thêm: Ống nhựa UPVC


Dù bạn lựa chọn sử dụng van điều khiển khí nén hay điều khiển bằng điện thì nó cũng có rất nhiều ưu điểm khi ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

- Van có khả năng giúp cho việc đóng/mở van được thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt là đối với việc sử dụng trong các đường ống lớn.

- Thời gian thực hiện đóng/mở van rất nhanh chóng, thường chỉ mất từ 3 đến 10 giây là có thể thực hiện xong.

- Loại van điều khiển này rất thích hợp để sử dụng cho các ứng dụng liên quan đến điều khiển tuyến tính theo nhiệt độ, dung lượng hay áp suất.

- Được làm từ chất liệu cao cấp nên van có thể mang đến hiệu quả cao trong việc chống ăn mòn, chịu nhiệt và chịu áp suất rất tốt.

- Sản phẩm này rất dễ điều khiển nên mang lại độ chính xác và tin cậy rất cao.

- Van điều khiển sẽ mang lại giải pháp ngừa tình trạng quá tải hay quá áp rất tốt. Vì thế mà lựa chọn van này sẽ giúp mang lại an toàn rất cao cho toàn hệ thống đường ống.


6. Ứng dụng của van điều khiển


Van điều khiển có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhưng nói đến lĩnh vực công nghiệp thì nó có 3 ứng dụng cơ bản không thể không nhắc đến.

Điều khiển nhiệt độ

Để có thể điều khiển nhiệt độ hiệu quả và chính xác nhất thì van điều khiển cần được kết hợp với một cây cảm biến nhiệt độ loại Pt100. Ngoài ra thì nó còn phải có thêm bộ điều khiển nhiệt độ PID 4-20mA. Sự kết hợp của 3 sản phẩm này sẽ giúp việc truyền và nhận tín hiệu được hiệu quả nhất. Khi van điều khiển nhận được tín hiệu đến từ bộ điều khiển sẽ chạy theo giá trị nhiệt độ đã được cài đặt.

Tính năng này được sử dụng hiệu quả trong các trường hợp cần sấy các nguyên vật liệu hay tẩy rửa, lên men. Ngoài ra thì trong các hoạt động gia nhiệt cho tank chứa việc điều khiển nhiệt cần độ chính xác cao nên loại van này cũng được lựa chọn để sử dụng rất nhiều.

Điều khiển áp suất

Với tính năng ứng dụng để điều khiển áp suất thì van điều khiển sẽ kết hợp với thiết bị đo cảm biến áp suất để hoạt động được chính xác hơn. Vì đặc tính của van điều khiển là chạy theo giá trị cài đặt của bộ điều khiển nên sự kết hợp này có thể giúp cho van có khả năng giảm áp tự động rất hiệu quả.

Điều khiển lưu lượng

Vai trò điều khiển lưu lượng của van điều khiển là rất quan trọng khi ứng dụng trong các nhà máy sản xuất bia, sữa hay các thức uống khác. Nó sẽ giúp cho lưu lượng chảy trong ống được ổn định để có thể giúp việc sản xuất sản phẩm có sự chính xác cao.


7. Bảo dưỡng van điều khiển

Việc sử dụng van điều khiển cần phải được bảo dưỡng để van hoạt động tốt. Công việc này cần được thực hiện với 2 phương pháp như sau:

- Bảo hành theo tình trạng van: đây là phương pháp có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm tra các sự cố của van và chủ động về mặt nhân lực cũng như linh kiện thay thế. Nó sẽ giúp bạn có kiểm soát tình trạng hoạt động của van điều khiển được tốt nhất trong thời gian dài sử dụng.

- Bảo dưỡng theo định kỳ: là phương pháp bảo dưỡng mà nhà sản xuất khuyến cáo. Bạn có thể lên kế hoạch để bảo dưỡng van từ 3 đến 6 tháng 1 lần nhằm làm vệ sinh, bôi trơn cho van. Phương pháp này sẽ đảm bảo van luôn hoạt động tốt trong quá trình sử dụng.


8. Những lưu ý khi sử dụng van điều khiển


Để có thể giúp cho việc sử dụng van điều khiển đảm bảo an toàn nhất thì khi sử dụng van bạn cần chú ý các điều sau:

- Chỉ được phép đấu nối van qua cầu dao điện có nắp bảo vệ và không được bỏ qua rơ le bảo vệ quá tải của motor điện.

- Không được vận hành máy nén khí khi van điều khiển không chính xác hay chưa được lắp dây hệ thống che chắn an toàn.

- Không nên tùy tiện thay đổi các cài đặt van để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình vận hành.

- Không nên mở van điều khiển một cách đường đột để tránh áp suất và công suất thiết bị dao động đột ngột.

- Có quy trình và kết hoạch bảo trì van theo định kỳ để có thể đảm bảo van luôn hoạt động tốt và bền bỉ theo thời gian.

5 views0 comments

Comments


bottom of page