top of page
Writer's picturediennuocthinhthanh

Tư vấn thiết kế nhà ống trang trọng hòa quyện với thiên nhiên

Tư vấn thiết kế nhà ống phòng khách liên thông bếp. Với mẫu phòng khách liên thông phòng bếp, phòng khách kết hợp bếp sẽ tạo cho ngôi nhà có nhiều không gian hơn , đa số hiện nay các căn hộ được thiết kế theo mô hình này.

Chúng ta tìm hiểu kỹ một chút về kiến trúc nhà ống cũng như công năng sử dụng của ngôi nhà ống hiện đại ngay nay hay còn gọi là nhà hộp.




Nhà ống là một kiểu nhà ở rất thông dụng trong nhiều năm trở lại đây nhất là khu vực thành phố. Hiện tượng nhà chia lô chia đất đang ngày càng thông dụng và các kiểu nhà có mặt tiền hẹp khoảng 5 – 7 m2 nhưng chiều sâu lại lớn hơn khá nhiều đòi hỏi độ khéo léo tận dụng đất của các kiến trúc sư. Do đó, thiết kế nhà ống như thế nào cho hoàn hảo chính là một kiệt tác của các kiến trúc sư hiện nay.

Việc bố trí các không gian của ngôi nhà sao cho gọn gàng, không gian rộng rãi, tiện nghi là một vấn đề vô cùng đau đầu của gia chủ. Thực tế, nguyên tắc đầu tiên của một ngôi nhà đó chính là sự thoáng đãng, giàu sinh khí, hợp phong thủy mà ngôi nhà mang lại. Chính vì thế, ngôi nhà ống cần phải được thiết kế tận dụng triệt để mặt bằng. Do đó, việc dành diện tích phù hợp cho thông gió và đưa tối đa ánh sáng vào ngôi nhà là việc làm vô cùng cần thiết, điều này không chỉ tạo cảm giác thoải mái cho gia chủ và còn đảm bảo vấn đề về sức khỏe, sinh khí cho tất cả mọi người trong nhà.


Để có được không gian sống trên, ngôi nhà rất cần thiết phải có giếng trời. Thông thường, nhiều gia chủ tốn đến vài m2 “khoét” giếng trời là việc khá khó khăn. Họ thường cho rằng giếng trời chỉ là nơi tăng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà chứ không phải là nơi thu hút sinh khí cho các phòng còn lại.


Những lưu ý với phong thuỷ trong ngôi nhà ống



Trước khi xây dựng một ngôi nhà, gia chủ thường đi gặp các “thầy” để được tư vấn về hướng nhà cũng như các phòng để đảm bảo yếu tố phong thủy. Điều này là vô cùng cần thiết, tuy nhiên, đây lại là trở ngại cho các kiến trúc sư thiết kế nhà cho bạn.


Hầu hết các kiến trúc sư hiện nay đều là những người nắm khá vững các nguyên tắc về phong thủy, cho nên các bản thiết kế của họ ngoài việc thấu hiểu về diện tích, phân chia phòng ốc mà còn đảm bảo yếu tố phong thủy như lắp cửa, vị trí phòng hay việc có xây dựng giếng trời hay không,… nếu phá vỡ một trong những nguyên tắc trên sẽ đem lại sự thiếu ổn định cho ngôi nhà của bạn.


Nguyên tắc hài hòa hợp trong thiết kế nhà ống cùng yếu tố phong thủy không thể bỏ qua

Với một ngôi nhà ống chen chúc và chật chội “nhà này sát vách nhà kia” cho nên khi thiết kế, các kiến trúc sư thường phải thiết kế sao cho tránh ảnh hưởng tối đa đến những người xung quanh. Chính vì thế, trước khi bắt tay vào xây dựng điều đầu tiên gia chủ và các kiến trúc sư nên làm là thương lượng với các chủ nhà lân cận, điều này thường bị sao lãng nhưng thực tế chưa bao giờ là thừa bởi khi xây dựng sẽ không thể tránh khỏi những va chạm không đáng có.


Việc tôn trọng thiết kế sẽ giúp ngôi nhà ống trở lên tuyệt vời nhất



Không chỉ là ngôi nhà ông, các công trình biệt thự khách sạn, việc tuân thủ thiết kế trong quá trình thi công sẽ giúp công trình trở lên hoàn hảo nhất có thể, việc sửa chưa và thay đổi phương án chỉ nên thực hiện trong quá trình thiết kế, chúng tôi có lời khuyên với CĐT là nên thực hiện thiết kế sớm hơn từ 1,2 tháng trước khi thi công. Sự can thiệp quá sâu của gia chủ có thể dẫn tới sự điều phối nhà không hợp lý vì rất khó bao quát tổng thể ngôi nhà. Một số chủ nhà còn đòi hỏi thêm bớt, thay đổi, tận dụng đất,… tự nhốt mình vào một cái hộp kín không hợp phong thủy và sự tổng thể của ngôi nhà. Đôi khi, chủ nhà có thể thích một mặt tiền của căn nhà tương tự mà quên đi sự hòa hợp giữa trong và ngoài của căn nhà nên dẫn đến sự khập khiễng, mất cân đối giữa trong và ngoài căn nhà.

Chủ nhà cần nhớ nếu can thiệp quá sâu vào thiết kế của căn nhà sẽ dẫn đến sự thiếu đồng đều về sự bố trí và phong cách của căn nhà dẫn đén sự kém bền vững về mặt kết cấu và sự vững chãi của công trình.

Nếu các bạn áp dựng các nguyên tắc trên vào việc thiết kế và thi công nhà ống, chúng tôi tin rằng bạn se có được một ngôi nhà ống chuẩn công năng và phong thuỷ.

Tư vấn thiết kế nhà ống phòng khách liên thông bếp

Căn nhà là tập hợp không gian kiến trúc phục vụ riêng cho một gia đình, các không gian này phải thoả mãn được đời sống sinh hoạt của gia đình. Đảm bảo các chức năng:


– Bảo về và phát triển các thành viên: Đảm bảo chống chọi được mọi khắc nghiệt và ảnh hưởng trực tiếp từ khí hậu, sự bất ổn của môi trường xã hội. Các thành viên tìm thấy sự an toàn, sự thân thương và ấm cúng. Đảm bảo tính độc lập,kín đáo, phải có phòng sinh hoạt vợ chồng và phải có không gian riêng tư cho từng thành viên.

Phòng khách: Đây là phòng lớn nhất và đẹp nhất trong căn hộ và thường thể hiện rõ tính cách và sở thích riêng của chủ nhân. Phòng khách thường có diện tích từ 14 – 30m2. < Tham khảo các thiết kế nội thất phòng khách được ưa chuộng hiện na


Phòng ăn: Việc thiết kế phòng ăn có thể kết hợp liền với bếp, hay có thể tổ chức kết hợp với không gian tiếp khách. Nếu là phòng ăn riêng thì vị trí thích hợp là gần bếp, và liên hệ thuận tiện với phòng khách. Diện tích phòng ăn tiêu chuẩn từ 12 – 15m2.< Tham khảo các thiết kế nội thất phòng ăn được ưa chuộng hiện nay>


Phòng ngủ: Hiện nay phòng ngủ trong nhà, căn hộ thường gồm: Phòng ngủ vợ chồng (12-18m2) , phòng ngủ cá nhân (diện tích khoảng 6m2), phòng ngủ tập thể (10 – 12m2). Việc bố trí thiết kế phòng ngủ này phụ thuộc và các yếu tố như: Số nhân khẩu, quan hệ giới tính và lứa tuổi và cấu trúc gia đình.


Các thành viên trong gia đình phải có các phòng ngủ riêng độc lập theo nguyên tác:

Nữ trên 13, nam trên 17 phải có giường riêng. Trẻ em trên 7 tuổi phải tách khỏi giường bố mẹ.

Phòng làm việc: Ngày nay nhu cầu cần có một không gian làm việc riêng tư và yên tĩnh là không thể thiếu, vì vậy tuy không phải là một không gian bắt buộc phải có, nhưng hầu hết các chủ đầu tư dù khó khăn vẫn luôn cố gắng bố trí một không gian làm việc riêng. Phòng làm việc kết hợp với không gian đọc sách nghiên cứu, vì vậy cần đảm bảo ánh sáng, yên tĩnh. Tuỳ vào điều kiện mà diện tích của phòng có thể từ 12 – 16m2. Hệ số ánh sáng hợp lý cho phòng làm việc là 1/8 – 1/5. < Tham khảo các thiết kế nội thất phòng làm việc được ưa chuộng hiện nay>


Phòng bếp: Người Việt Nam luôn rất trú trọng tới không gian phòng bếp (nhà bếp). Vị trí bếp thông thường thuận tiện cho việc đi từ chợ về, liên hệ trực tiếp với phòng ăn và phòng khách. Bếp cạnh nhà vệ sinh tiện đường nước và thải nươc bẩn. < Tham khảo các thiết kế nội thất phòng bếp được ưa chuộng hiện nay>


Diện tích của bếp có thể từ 6 – 15m2 tuỳ điều kiện cho phép. Một dây chuyền bếp thông thường: Từ kho ->rửa -> gia công thô -> gia công tinh -> lò nấu -> ăn – > tủ lạnh. Trong bếp thường sẽ có thiết bị như chạn (tủ) bếp, bàn ăn…


Khối WC – Vệ sinh: Chức năng đảm bảo nhu cầu vệ sinh như tắm giặt, đại tiểu tiện, cần tổ chức thích hợp với nhu cầu gia đình. Diện tích thường từ 2-9m2. Thông thường phòng ngủ vợ chồng sẽ có khối wc riêng.

Có hai dạng tổ chức các thiết bị

– Khối WC kết hợp: diện tích 3-6m2, có đầy đủ các thiết bị tắm rửa cá nhân, đại tiểu tiện. Thông thường sẽ là các khối wc trong phòng ngủ vợ chồng.

– Khối wc tách biệt

Các khối wc thường cao hơn mặt sàn.

Kho và tủ tường: Thông thường diện tích kho và tủ tường chiếm từ 4-5% diện tích sàn, thường là 1-6m2 tuỳ theo diện tích ngôi nhà. Tuy nhiên kts sẽ cố gắng tận dụng các không gian chết để xử lý là kho, tủ tường.



Tiền phòng: Hay còn gọi là tiền sảnh của ngôi nhà, căn hộ, biệt thự. Tiền phòng là bộ phận phụ thuộc khu cửa vào của căn hộ.Các tiền phòng thường có diện tích từ 3.5 – 6m2, tuy nhiên chiều rộng phải nhỏ hơn 1.2m. Tiền phòng thường bố trí chỗ treo mũ áo, giầy dép, gương…Xem thêm: Thiết kế tiền sảnh hành lang

Ban công, lôgia, sân trời, giếng trời: Ban công: Đây là một không gian hở, hoặc nửa kín nửa hở gắn liền với nhà ở, nơi tiếp cận với thiên nhiên. Các ban công nhô ra thường 2-3m2. Lôgia là những sàn nằm thụt vào mặt trong nhà, với 3 phía là tường, còn một phía là hở, thường có diện tích từ 3.5 – 6m2.

Sân trời và giếng trời: có diện tích từ 9 – 12m2, vai trò của giếng trời đặc biệt quan trọng ở các ngôi nhà ống, ngôi nhà phố hiện nay. < Tham khảo các thiết kế giếng trời được ưa chuộng hiện nay>

Cầu thang: Là nút giao thông thẳng đứng của nhà, có vai trò quan trọng, vì vậy trong quá trình thiết kế cầu thang cần hết sức chú ý. Cầu thang có các loại: Cầu thang có chiếu sáng tự nhiên, cầu thang kín ở giữa nhà, cầu thang ngoài trời.

Sân vườn: Đây là phần không gian không phải ngôi nhà nào cũng có, thường dạng các biệt thự, hoặc nhà phố có diện tích đủ rộng, bố trí không gian với các loại cây, hoa, hoặc các tiểu cảnh hòn non bộ, và hồ nước nhỏ, việc quy hoặc sân vườn đòi hỏi người thiết kế phải đưa ra được các phương án phù hợp với diện tích và không gian chung của ngôi nhà.

4 views0 comments

Comments


bottom of page