Ngày nay xã hội càng phát triển, mọi nười đổ xô lên các thành phố, nhiều ngôi nhà ống mọc lên để đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Bài viết này xin chia sẻ những điều cần biết ưu nhược điểm của nhà ống.
1. Đặc điểm chung của nhà ống
Đặc điểm của nhà ống là sâu, bề ngang nên để cho ngôi nhà có điểm nhấn thì cần phải phát triển nhà ống theo chiều cao.
2. Ưu điểm
Nhà ống được thiết kế đơn giản, thi công nhanh chóng, sớm được đưa vào sử dụng.
Chi phí xây dựng nhà ống không quá cao, phù hợp với những cặp đôi trẻ và những gia đình có điều kiện kinh tế trung bình.
>>> Xem thêm: Ống luồn dây điên cao cấp Tiền Phong
3. Nhược điểm
Nhà ống thường được xây san sát nhau, khó mở cửa sổ ở hai bên hông nên độ thông thoáng sẽ bị hạn chế.
Thiết kế nhà hình ống dễ tạo không gian hút gió và sự cộng hưởng âm thanh, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Thường thì với diện tích xây nhà ống khiêm tốn nên khi thiết kế đòi hỏi phải xây nhiều tầng, ảnh hưởng đến quá trình đi lại, vận chuyển đồ đạc, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ.
IV. Gợi ý thiết kế nội thất các phòng chính trong nhà ống
1. Phòng khách nhà ống
Trong thiết kế nội thất phòng khách nhà ống, không nên đặt quá nhiều vật dụng tránh gây rối mắt, mất thẩm mỹ. Bạn nên lựa chọn các đồ nội thất có đường nét thiết kế đơn giản, gọn nhẹ để tạo không gian thoáng đãng cũng như tạo cảm giác nhẹ nhàng thoải mái.
Khi thiết kế, nên làm nhiều cửa kính kéo dài từ trần xuống sàn nhà, như vậy vừa có thể đón nguồn ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào trong phòng, vừa tạo cho không gian thông thoáng, rộng rãi hơn.
>>> Xem thêm: Báo giá ống nhựa Tiền Phong
2. Phòng bếp nhà ống
Đối với nhà ống có diện tích khiêm tốn, bạn có thể thiết kế nhà bếp liên thông với phòng khách và có thể sử dụng vách ngăn. Với kiểu kiến trúc hiện đại này sẽ giúp cả bếp cũng như phòng khách của ngôi nhà luôn rộng rãi và thoáng hơn đấy.
Bàn bếp bạn nên lựa chọn kiểu chữ U hoặc chữ L để vừa có thể tiết kiệm diện tích mà vừa tiện lợi trong việc sử dụng. Kết hợp với tủ bếp dạng âm tường sẽ tạo không gian phẳng giúp phòng bếp trông rộng rãi, hiện đại và cuốn hút hơn rất nhiều.
3. Phòng tắm nhà ống
Khi thiết kế nội thất phòng tắm cho nhà ống có chiều rộng hẹp nhưng lại có lợi thế về chiều dài, nội thất phòng tắm được thiết kế như thế nào lại càng phải thận trọng hơn. Đồ nội thất phòng tắm trang trí nên hạn chế sử dụng để không tạo ra sự rối mắt. Bạn hãy đặt bồn tắm theo chiều ngang ở phía cuối của căn phòng để dành diện tích cho các đồ nội thất phòng tắm khác, có thể ngăn cách bằng một tấm kính trong suốt để không gian có thể rộng hơn.
Bạn nên chọn các đồ nội thất phòng tắm có thể treo bám tường như bồn rửa tay không chân, bồn cầu không chân…Sử dụng gạch lát sàn, tường giả màu gỗ để tạo ra cảm giác rộng rãi cho phòng tắm hơn.
Thay vì sử dụng một đèn lớn, hãy sử dụng nhiều đèn nhỏ để tạo cảm giác rộng rãi hơn cho phòng tắm. Các ngăn chứa đồ ẩn sau gương hoặc dưới bồn rửa tay cũng là giải pháp tuyệt vời cho nội thất phòng tắm nhà ống đấy.
4. Phòng ngủ nhà ống
>>> Xem thêm: Điện nước Thịnh Thành
Phòng ngủ là nơi cực kỳ quan trọng, là nơi thư giãn, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt mỏi. Nên nếu nghỉ ngơi trong một căn phòng bí bách, trật trội sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như tinh thần con người.
Nên thiết kế các cửa được lắp kính, nó sẽ mang nguồn ánh sáng tự nhiên vào căn phòng, giúp căn phòng rộng rãi hơn. Thiết kế giếng trời cũng giúp các phòng ngủ thông thoáng và nhiều ánh sáng tự nhiên hơn
Nên thiết kế nội thất phòng ngủ nhà ống theo phong cách hiện đại, tối giản để tạo không gian rộng rãi và bầu không khí đầy thư thái
Nên sử dụng gam màu sáng, trung tính cho căn phòng cũng giúp căn phòng có cảm giác rộng rãi hơn. Nên giảm những vật dụng không cần thiết. Sử dụng tủ quần áo âm tường để tiết kiệm diện tích cho căn phòng, bạn sẽ có một phòng ngủ tuyệt vời, đầy cuốn hút.
Comments