Nhà phố là loại hình nhà ở được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam, thường tập trung ở khu vực thành thị, nhiều nơi hay gọi là nhà ống hoặc nhà lô. Ở các thành phố lớn ở miền Bắc như Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Vinh.. thì diện tích nhà phố thường dao động ở mức từ 30, 40 đến 100m2, được chồng từ 2-6 tầng, nhỏ hơn khá nhiều so với ở các khu vực tỉnh lân cận. Với những nhược điểm về diện tích hay ánh sáng, nhiệt độ và khói, bụi thường thấy ở loại hình nhà ở này, cộng với không gian sống xung quanh thường đông đúc nên nhu cầu thiết kế nội thất nhà phố là rất cao. Trong xu hướng lựa chọn phong cách hiện đại cho nhà phố ngày 1 gia tăng như hiện nay, xin giới thiệu tới các bạn những mẫu thiết kế nội thất nhà ở mới nhất, đẹp nhất năm 2019, mời các bạn tham khảo.
>>> Xem thêm: Báo giá ống nhựa Tiền Phong
1. Tiền phòng
Từ bậc lên ở ngoài nhà hoặc từ cầu thang và hành lang, trước khi vào các phòng ở thường phải qua tiền phòng. Tiền phòng là “nút” giao thông của nhà, là không gian quá độ giữa trong nhà và ngoài nhà, từ đó phân phối dòng người đi các phòng. Tiền phòng còn có tác dụng chống ồn, đảm bảo yên tĩnh cho các phòng ngủ. Tiền phòng không những chỉ quan trọng đối với xứ lạnh (để tránh ảnh hưởng đột ngột của không khí lạnh vào các phòng ở) mà ở các nước nóng ẩm, mưa nhiều cũng rất cần thiết và để làm không gian chuyển tiếp.
Tiền phòng là một trong những không gian nhỏ nhất trong căn nhà ở mà ngoài ý nghĩa về mặt giao thông, tiếp nhận, chờ đợi và điều hoà vi khí hậu như đã nói ở trên, còn có thể dùng một phần của nó làm chỗ để tạm thời một số đồ đạc. Cửa vào căn nhà thường có giá treo áo mưa, mũ nón hoặc áo ấm, có thể có gương soi, đôi khi còn có những giá nhỏ hoặc trong trường hợp diện tích lớn có thể thiết kế thêm tủ tường. Tiền phòng thường có diện tích 4-6m, chiều rộng thông thuỷ không nhỏ hơn 1,2m đối với cửa vào thẳng và 1,3m đối với cửa vào bên. Ở nước ta, tiền phòng có thể rộng hơn một chút do có chỗ để xe đạp, xe máy.
Tiền phòng thường bố trí ở đầu căn hộ, nếu bố trí càng gần vào trung tâm của căn hộ thì càng tốt, để đảm bảo phân tán người đi các phòng. Khi thiết kế tiền phòng cần chú ý: vì kích thước hẹp nên hình thức phải đơn giản, tránh gờ nét quá nhiều và có thể dùng ánh sáng, vật liệu, màu sắc và cả vật dụng để điều chỉnh không gian của nó (gương có thể đóng góp một phần vào việc mở rộng không gian trong tiền phòng). Nhà ở xứ nóng có thể giải quyết tiền phòng theo kiểu hở, liên hệ giữa tiền phòng với phòng ở hoặc với các phòng phụ không nhất thiết phải bố trí cửa mà có thể làm tường ngăn lửng hoặc những trang trí thông thoáng. Ở nước ta, khi thiết kế tiền phòng nên chú ý chỗ để xe đạp, xe máy; diện tích tiền phòng theo tiêu chuẩn được lấy bằng 15% diện tích ở.
2. Phòng khách nhà ống
>>> Xem thêm: Ống luồn dây điện cao cấp Tiền Phong
Phòng khách là nơi gặp gỡ đoàn tụ hàng ngày của gia đình và tiếp khách. Ở nhiều nước, phòng sinh hoạt chung còn kết hợp làm phòng ăn. Như vậy, trong nhà ở, phòng sinh hoạt chung có tác dụng đối nội và đối ngoại. Yêu cầu của phòng này cần đầy đủ ánh sáng và thoáng mát, được bố trí gọn, trang trí đẹp, liên hệ trực tiếp với tiền phòng hoặc sân vườn.
Yêu cầu:
– Kín đáo, tế nhị. Là các không gian thể hiện phong cách của chủ nhà. Thường thiết kế với S: 16 ÷ 20m2 (4 ÷ 5 người)
– Tổ chức thông thoáng tốt.
3. Phòng ngủ nhà ống
Không gian nghỉ ngơi, học tập yêu cầu thông thoáng và chiếu sáng, tuyệt đối không được bố trí lối đi xuyên qua phòng ngủ để → phòng khác. Thường bố trí cho hai người sử dụng S = 12 ÷ 16m.
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi chủ yếu cần nên đảm bảo yên tĩnh (nhà hai tầng phòng ngủ thường bố trí ở tầng 2). Loại phòng này cần được ưu tiên nhất trong nhà ở. Xu hướng hiện nay là tăng diện tích ở nói chung nhưng lại giảm nhỏ diện tích phòng ngủ nói riêng. Như vậy, không có nghĩa điều kiện tiện nghi giảm mà ngược lại được tăng lên vì trong nhà sẽ có nhiều phòng và mỗi phòng chỉ dành cho 1 hoặc 2-3 người sử dụng. Phòng ngủ phải đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, yên tĩnh. Diện tích phòng ngủ phụ thuộc vào số người và lứa tuổi, đối tượng sử dụng, kiểu đồ gỗ và cách sắp xếp của nó cũng như điện tích giao thông cần thiết (diện tích phòng ngủ hai người vào khoảng 10-12m, ngày nay phòng ngủ thường lấy từ 15-18 m). Phòng ngủ nên bố trí tiếp xúc với thiên nhiên nhưng phải kín đáo, giữ được tính riêng tư của một không gian riêng. Xu hướng làm phòng ngủ lớn do nhu cầu: phải trang trí màu sắc nhẹ nhàng, lịch sự, dễ làm vệ sinh. Bố trí về hướng nam và đông nam và có vị trí kín đáo.
4. Phòng ăn và bếp
Phòng bếp: Trong nhà ở xây dựng hàng loạt hiện nay, phòng ăn thông thường không có thiết kế riêng, thường chỉ trong loại nhà tiêu chuẩn cao mới bố trí phòng ăn riêng. Phòng ăn phải gắn liền với bếp, thường là khâu trung gian với bếp và tiền phòng. Bếp trong nhà ở phải đáp ứng được yêu cầu của công việc nội trợ, thuận tiện, ít tốn thời gian đi lại, có khoảng cách ngắn đến chỗ ăn và đảm bảo điều kiện vệ sinh (thông gió, thoát khói, thoát rác bẩn,..), dễ lau chùi; thiết bị bố trí gọn gàng, phù hợp với trình tự công việc chuẩn bị thức ăn. Bếp thường đặt cạnh khối vệ sinh để thuận tiện trong việc dùng chung đường cấp nước như vậy sẽ có hiệu quả kinh tế. Bếp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống gia đình.
– Kiểu khép kín không gian riêng biệt được cách ly, không gây ô nhiễm phòng khách hay phòng ăn.
– Bếp mở tạo cảm giác thoáng bố cục mới mẻ, không ngăn cách với phòng khách. Chủ nhà có thể vừa làm bếp, vừa trò chuyện với khách. Trường hợp này không gian nối liền nhà bếp và phòng khách có thể sử dụng làm phòng ăn.
Yêu cầu : Phải thông thoáng, vật liệu sử dụng có độ chịu lửa cao, dễ lau chùi làm vệ sinh. Bếp nên đặt ở hướng tây và cuối gió.
5. Khu nhà tắm, vệ sinh (Bathroom & WC)
>>> Xem thêm: Ống nhựa HDPE 100 Tiền Phong
Khu vệ sinh: Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Phòng vệ sinh không chỉ đáp ứng những nhu cầu cần thiết, mà còn có thể kết hợp thư giãn (Hình 26). Trong phòng vệ sinh không nên sử dụng nhiều màu. Màu trắng đang chiếm ưu thế nhưng cũng có thể lựa chọn màu theo sở thích:
+ Miền Bắc: thường chọn gam màu ấm như đen, đỏ.
+ Miền Nam: thường chọn gam màu lạnh như màu lam.
Nhà 1 tầng nên chia thành 2 khu : (Tắm, giặt, xí) và (Rửa, tiểu tiện). Diện tích mỗi khu (S) = 1,8 ÷ 2m2. Nhà nhiều tầng thì nên gộp chung hai khu nêu trên.
Yêu cầu : khu w.c phải thông thoáng chiếu sáng tốt, bố trí ở hướng tây và cuối gió.
Comments