Đối với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn như nhà ống hay các căn hộ chung chư nhỏ, thì việc thiết kế nội thất để tối ưu hóa không gian sinh hoạt là vấn đề luôn được rất nhiều người quan tâm. Trong thiết kế phòng khách nối liền với phòng bếp là một trong những phương án vô cùng hiệu quả, được áp dụng rất nhiều hiện nay. Không chỉ tiết kiệm diện tích, ý tưởng thiết kế này còn mang đến cho bạn một không gian sống vô cùng thoải mái, thoáng đãng, hạn chế cảm giác ngột ngạt, bí bách.
>>> Xem thêm: Báo giá ống nhựa Tiền Phong
1. Tạo sự kết nối chặt chẽ giữa các không gian
Một căn nhà đẹp phải có sự kết nối hài hòa giữa các không gian với nhau. Tức là phòng ngủ, phòng khách, gian bếp, nhà vệ sinh phải có sự tương đồng, được thể hiện ở phong cách hướng đến, ở màu sắc hay ở chất liệu nội thất.
Việc thiết kế phòng khách liền bếp 20m2 sẽ tạo sự đồng bộ và hài hòa các công năng trong không gian sống, điều đó được thể hiện rõ nhất ở nội thất phòng khách và phòng bếp.
Bên cạnh đó, việc loại bỏ bức tường chắn ngang phòng khách và bếp trong thiết kế nội thất còn tạo nên một không gian hài hòa về ánh sáng. Bởi lẽ khi thiết kế không gian phòng khách bếp liền nhau các kiến trúc sư sẽ có những gợi ý về việc sử dụng cửa sổ lớn hoặc các cửa lùa bằng kính. Việc mở rộng không gian thì cảm quan cũng đồng nghĩa với ánh sáng tự nhiên sẽ được phân bố rộng rãi hơn, không chỉ ở phòng khách hay gian bếp riêng biệt.
2. Tiết kiệm chi phí
Đây không phải là một ưu điểm quá lớn của thiết kế phòng khách nối liền phòng bếp. Tuy nhiên, với việc không phải bỏ chi phí để tạo ra những bức tường hay vách ngăn phân tách hai không gian riêng biệt thì bạn đã có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể để sử dụng cho những việc cần thiết khác đấy.
3. Tối ưu hóa không gian
Thiết kế phòng khách liền bếp 20m2 tạo ra sự liên thông giữa trong phòng khách và gian bếp. Bức tường phân chia bị triệt tiêu giúp nới rộng các không gian về mặt thị giác và cảm quan. Cả phòng khách và gian bếp đều nhìn như trải rộng hơn và không có giới hạn phân tách.
Vì thế phương án thiết kế nội thất này sẽ là giải pháp vô cùng lý tưởng giúp các gia đình tiết kiệm được tối đa diện tích, từ đó sáng tạo thêm các không gian, tích hợp thêm nhiều công năng khác cho các nhà khác cho căn nhà của bạn.
4. Giúp cho việc sinh hoạt trở nên thuận tiện hơn
Việc thiết kế phòng khách liền bếp 20m2 sẽ khiến cho việc giao tiếp giao lưu giữa các thành viên trong gia đình được thuận tiện hơn. Với thiết kế này bạn vẫn có thể giữ được mối liên lạc với người bên ngoài và có thể tương tác, trò chuyện với họ trong khi chuẩn bị bữa ăn.Đó cũng là cách để mọi người gần nhau hơn khi trở về với tổ ấm của mình.
Đồng thời, với việc không sử dụng tường hay vách ngăn, việc di chuyển từ không gian này sang không gian khác trở nên đơn giản hơn và không có giới hạn.
>>> Xem thêm: Ống nhựa HDPE 100 Tiền Phong
Những lưu ý khi thiết kế phòng khách liền bếp 20m2
1. Phân chia bố cục rõ ràng
Khi thiết kế phòng khách nối liền bếp 20m2, bạn cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề phân chia bố cục không gian một cách hợp lý, cân xứng.
Với phòng khách, bạn nên thiết kế sao cho đảm bảo được sự thông thoáng, ánh sáng được chiếu sáng hợp lý. Phòng bếp nên đặt ở vị trí phía trong cùng của ngôi nhà để có thể giữ lửa và tạo sự ấm cúng cho không gian. Nếu có điều kiện, tại phòng bếp bạn nên thiết kế các ô cửa sổ để tạo sự thoáng khí, đồng thời có thể loại mùi thức ăn một cách nhanh chóng.
2. Sử dụng màu sắc hài hòa
Với phòng khách và phòng bếp chỉ có vỏn vẹn 20m2 bạn nên lựa chọn những màu sắc tươi sáng để tạo được cảm giác rộng rãi, sạch sẽ. Thông thường, các gia đình sẽ lựa chọn những gam màu trung tính, gam màu nhạt. Ngoài ra, để có thể tạo được điểm nhấn cho không gian, bạn có thể sử dụng gạch trang trí hoặc nhấn nhá với gam màu nổi bật.
3. Có thể sử dụng quầy bar bếp
>>> Xem thêm: Thiết kế nội thất chung cư 3 phòng ngủ
Nhiều gia đình hiện đại thường sử dụng quầy bar mini để ngăn chia không gian khi thiết kế phòng khách liền bếp 20m2. Với đảo bếp này, các thành viên trong gia đình có thể tận hưởng được món ăn, thức uống yêu thích. Ngoài ra, đảo bếp còn có thể sử dụng làm vách ngăn để ngăn chia không gian. Thiết kế này vẫn mang tính chất mở mà vẫn tạo được sự tách biệt.
Ưu điểm nổi bật của thiết kế này là có thể tận dụng được không gian 1 cách hiệu quả. Khách tới nhà có thể ngồi uống nước và trò chuyện trong khi chủ nhà nấu nướng.
Tuy nhiên chỉ cần biết cách thiết kế, cũng như bố trí nội thất hợp lý, là bạn đã hoàn toàn có thể mang lại cho gia đình mình một không gian sống thoải mái và tiện nghi nhất. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về việc thiết kế phòng khách liền bếp 20m2, bạn sẽ có thêm thật nhiều ý tưởng để có thể tự bắt tay vào thiết kế cho ngôi nhà của mình thêm ấn tượng và độc đáo.
Comments