top of page
Writer's picturediennuocthinhthanh

Hướng dẫn trồng rau thủy canh tại nhà


Trồng rau thủy canh đang là cách trồng rau sạch rất được các chị em ưa chuộng, đặc biệt phù hợp với cư dân thành phố, nơi mà đất ở còn trật trội chứ nói gì đất dành để canh tác nông nghiệp.

Với cách trồng rau thủy canh khá đơn giản này mong rằng các bạn có thể chủ động đủ lượng rau sach cho gia đình sử dụng hàng ngày. Tất nhiên đây chỉ là phương pháp trồng tại nhà, không thể so sánh với các mô hình trồng rau thủy canh chuyên nghiệp như ở Đà Lạt được, vì họ đầu tư cả chục tỉ đồng mà.


>>> Xem thêm: Ống nhựa HPDE


1. Những điều cần biết về phương pháp trồng rau thủy canh



Trung tâm phát triển rau Châu Á do tiến sĩ Hideo Imai và David Midmore đứng đầu chính là cha đẻ của phương pháp trồng rau thủy canh đang dần trở nên hấp dẫn khó cưỡng với các bà nội trợ. Trồng rau với phương pháp thủy canh này chúng ta không cần phải điều chỉnh độ PH (rất khó với những người không chuyên) do có chất đệm giữ được sự ổn định của axit, cũng không cần đầu tư bộ xục khí vì nước được thông lưu liên tục.


Mô hình trồng rau thủy canh này giúp cây rau có đủ lượng dinh dưỡng thiết yếu để sinh trưởng, đồng thời dễ dàng cách ly được sâu bệnh (chủ yếu tới từ đất và nước). Các loại rau ăn lá đều rất thích hợp để trồng trong môi trường thủy canh: xà lách, họ nhà cải, rau muống…


>>> Xem thêm: Ống nhựa PPR


2. Điều kiện cần thiết để trồng rau thủy cảnh


Sân thượng có mái che là nơi thích hợp nhất để trồng rau thủy canh, vì rau cần ánh sáng để quang hợp ít nhất 6-7h mỗi ngày, nhưng đồng thời cũng phải tránh được mưa vì nó có thể làm loãng dung dịch thủy canh, khiến cho rau thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu.

Với những trưa hè nắng nóng cần tưới phun sương lên lá 2,3 lần/ ngày để rau được tươi và khỏe

Không để rau chết dễ, dung lịch không được ngập hoàn toàn rễ cây, chỉ tối đa 1/2 rễ thôi nha.


3. Dụng cụ cần thiết để trồng rau thủy canh tại nhà


Đầu tiên ta cần phải có thùng chứa, có thể dùng thùng xốp, hoặc chậu nhựa, chậu inox đều được, miễn là chứa được nước không rò rỉ, nên sâu lòng 1 chút, nông quá thiếu nước rất nguy hiểm, cứ sâu khoảng 15cm là ổn. Hoặc tìm 1 cái khay đựng rau củ, cá tôm của các chợ đầu mối ý, 1 miếng ni lông đen để lót


Thứ hai ta cần có 1 tấm xốp, 1 ít cốc nhựa loại dùng 1 lần, 1 miếng xốp to, 1 lọ dung dịch TriMix Dt dành cho rau thủy canh.

Giá thể thì dùng hỗn hợp trấu với xơ dừa.

Một bình tưới dạng phun xương để tạo độ ẩm cho thân và lá rau mỗi khi trời mưa nắng nóng quá đà.



4. Các bước trồng rau thủy cành tại nhà


Bước 1:

Lót một lớp ni lông đen phủ kín đáy và thành khay nhựa, buộc dây chun, dây vải cho chắc để làm môi trường thủy canh cho rau.

Xốp ta khoét thành nhiều lỗ tròn vừa với cốc nhựa dùng 1 lần đã chuẩn bị.

Cốc nhựa đục 5-6 lỗ nhỏ để thoát nước.

Trộn hỗn hợp giá thể gồm 1/2 trấu, 1/2 xơ dừa rồi đổ vào cốc đã đục, nhớ chỉ đổ đầy 2/3 cốc thôi nhé. Sau đó ta rải hạt giống đã ngâm vào (Cách ngâm và thời gian ngâm hạt giống các loại tham khảo tại bài viết: Cách trồng rau mầm).

Ta đổ đầy nước vào chậu thủy sinh, cố gắng tính toán chính xác lượng nước cho vào, sau đó cho dung dịch TriMix Dt dành cho trồng rau thủy canh vào với tỉ lệ 1 lit nước – 1 nắp dung dịch.

Rồi ta đặt các cốc hạt giống đã thao tác vào từng ô nhỏ của miếng xốp, đặt miếng xốp lên trên khay nhựa, cố gắng đặt cân đối nếu không sau này rau lớn lên dễ bị lệch, bị đổ. Vậy là xong.



Bước 2: Chăm sóc khi trồng rau thủy canh


Mô hình trồng rau thủy canh này khá là nhàn, hàng ngày bạn chỉ cần lưu ý cho rau tắm nắng từ 5-6h, tránh mưa. Hôm nào trời quá nóng thì sử dụng bình phun xương để tạo độ ẩm nuôi thân và lá rau. Sau khoảng 5 ngày sẽ có những mầm nhú rõ ràng, cốc nào không lên mầm các bạn rút cốc bỏ ra nhé.

Sau khoảng 15 ngày là ta có thể thu hoạch lô rau thủy canh rồi đấy ạ.

Lưu ý khi thu hoạch rau thủy canh ta cắt sát gốc, để lại 1 nhánh lá cuối để tạo dinh dưỡng cho lần trồng tiếp theo.


>>> Vậy là chúng ta đã nắm rõ cách trồng rau thủy canh tại nhà rồi đúng không ạ, chỉ cần làm 5-6 khay rau để gối đầu nhau tôi đảm bảo các bạn sẽ đủ rau sạch để ăn quanh năm.

2 views0 comments

Comments


bottom of page