top of page
Writer's picturediennuocthinhthanh

Hướng dãn cách đi dây điện âm tường cho nhà ở dân dụng

Nhiều năm về trước, khi kiểu thi công đi dây điện âm tường chưa phổ biến thì trong các ngôi nhà, dây điện lộ ra phía ngoài rất mất mĩ quan, hơn nữa còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm không dự đoán trước được. Chính vì thế, kỹ thuật điện âm tường đã được sáng tạo ra để áp dụng vào thực tế xây dựng hiện nay.


Phương pháp này hiện đang phổ biến ở tất cả các công trình từ thi công nhà ở dân dụng cho tới nhà cao ốc, chung cư…Nói có vẻ đơn giản nhưng thực chất khâu thi công điện âm tường này vô cùng quan trọng trong mỗi công trình. Chỉ một số thao tác sai, sự nhầm lẫn sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường. Chúng tôi cũng nhận được rất nhiều những câu hỏi liên quan đến cách đi dây điện âm tường.


>>> Xem thêm: Ống nhựa UPVC



Kinh nghiệm thiết kế bể phốt nhà dân đầy đủ nhất

Tổng hợp những thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề trên, kỹ sư điện nước của chúng tôi sẽ tư vấn giúp các bạn về quy trình, hướng dẫn cũng như một vài lưu ý trong quá trình thi công điện âm tường cho gia đình mình.


Hướng dẫn cách thi công điện âm tường chính xác, đầy đủ nhất


Giải thích về khái niệm “điện âm tường”

Rất nhiều người khi được hỏi điện âm tường là gì thì vẫn khá mông lung và không biết đó là gì? Điều này khá đơn giản vì nếu không xây nhà, không làm nghề thì có khi chẳng bao giờ bạn để ý đến! Điện âm tường hiểu đơn giản là cách thiết kế mạng điện chìm, chạy bên trong tường hoặc dưới đất. Thiết kế này giúp cho việc dây điện khi thi công sẽ không lộ ra ngoài gây nguy hiểm cũng như rất vướng víu cho cuộc sống sinh hoạt trong gia đình.


Những ưu điểm và hạn chế để bạn xem xét có nên đi dây điện âm tường hay không

- Cách đi dây điện âm tường có ưu điểm gì?

Ngay từ phần giải thích khái niệm điện âm tường ở phía trên, chúng tôi đã nói rõ về ưu điểm mà việc thi công dây điện ngầm mang lại. Trước kia, sau khi mẫu biệt thự đẹp hoàn thiện, bạn vẫn khá khó chịu về việc dây điện với những màu sắc sặc sỡ khiến không gian mất đi sự sang trọng vốn có. Khi những đoạn dây điện chìm trong tường, ngôi nhà của bạn sẽ có nhiều không gian hơn. Đặc biệt, điều này cũng giúp cho hệ thống dây điện được bảo vệ, tránh những yếu tố tác động bên ngoài. Việc sáng tạo ra ý tưởng này khiến cho các công trình từ nhà ở cho tới nhà chung cư, khách sạn, trụ sở công ty…được thiết kế dễ dàng và đẹp hơn bao giờ hết.


- Hạn chế của việc đi dây điện âm tường trong xây dựng?

Vì việc thiết kế hệ thống dây điện ngầm như vậy sẽ khá phức tạp nên chi phí bạn bỏ ra thì sẽ tăng thêm. Bởi sự phức tạp đó mà trước khi xây dựng, bạn cần có một sơ đồ lắp đặt được thiết kế tỉ mỉ đồng thời, điều này cũng giúp bạn tránh được những chi phí phát sinh khi xây nhà. Khi bạn thuê các đơn vị thi công thiết kế, các kĩ sư về mảng điện nước chắc chắn sẽ hoàn chỉnh sơ đồ đó trong bản hồ sơ thiết kế. Dây điện bị ở các đường ống dẫn bị chôn sâu dưới đất hoặc trong tường nên đôi khi việc sửa chữa khi hỏng hóc khá khó khăn. Bạn sẽ mất nhiều thời gian để tìm kiếm được đoạn bị hỏng, muốn sửa phải đục khoét tường.


Nhiều khách hàng khi tìm đến với dịch vụ tư vấn thiết kế nhà ở của Kiến trúc Angcovat vẫn khá mông lung và băn khoăn với câu hỏi: "Không biết rằng một bộ hồ sơ thiết kế nhà ở bao gồm những gì? " Có đầy đủ để thi công hay không?... Điều này bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì trong hồ sơ thiết kế chi tiết bao gồm đầy đủ các phần từ kiến trúc, kết cấu, điện nước,... nên bạn hoàn toàn có thể an tâm để có thể thi công được điện âm tường đúng như mong muốn, yêu cầu của mình.



Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường “chuẩn” trong xây dựng

Hướng dẫn các bước đi điện âm tường cơ bản


- Bước 1: Bạn phải xác định được vị trí đặt các thiết bị điện sử dụng trong nhà. Vấn đề này có thể xác định rõ ở trong bản thiết kế. Điều này giúp cho người thi công biết rõ các vị trí và đặt các ổ cắm điện âm tường rõ ràng. Vì để dễ khắc phục những sự cố không mong muốn xảy ra, chúng tôi khuyên các bạn nên tuân thủ nguyên tắc “thiết kế trên cao”. Vì sao? Ở các khu vực thường xuyên hứng chịu lũ cũng như mưa bão. Một cầu dao tổng được lắp đặt cao hơn với mực nước cao nhất có thể tới. Ngoài ra, các mối nối dây điện cũng cần nối ở trên cao sau đó dong xuống dưới để tránh bị ngập khi bão lũ.

- Bước 2: Lên sơ đồ hệ thống đường đi của dây điện

Với những ngôi nhà được các kĩ sư thiết kế sẵn của các kĩ sư trong hồ sơ thiết kế, bạn chỉ cần làm theo yêu cầu. Bạn cần giữ bản vẽ đi dây điện âm tường để có thể biết được vị trí lắp đặt để có thể xem xét lại khi xảy ra sự cố không muốn.


Cách đi dây điện âm tường trong nhà



Hướng dẫn chi tiết các bước đi dây điện âm tường hiệu quả


+ Tạo rảnh tường: Sau khi đã có bản vẽ toàn bộ hệ thống điện phải thi công, bạn sẽ dùng phấn hoặc bút để có thể vẽ lên tường đường đi của dây điện có trong bản thiết kế. Đây là một khâu tưởng không cần thiết nhưng nó lại tạo sự rõ ràng, tránh những nhầm lẫn không đáng có. Tiếp đó, bạn có thể dùng máy cắt tường cắt theo đường vẽ vừa rồi. Độ sâu rộng thì tùy thuộc vào yêu cầu và mong muốn của bạn.


+ Đi đường ống: Trước hết bạn phải chọn được loại đường ống phù hợp, chất lượng tùy vào nhu cầu và kinh phí bỏ ra. Các loại dây điện âm tường gồm có dây điện các loại, dây cáp điện thoại, ti vi, dây cáp mạng và mạng nội bộ… Các ống dây được đưa vào rãnh và cố định bằng dây kẽm để cho các dây cố định.


+ Luồn dây: Trước hoặc sau khi thi công, bạn đều có thể luồn dây sao cho hợp lí. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các kiến trúc sư thì việc luồn dây trước khi thi công là tốt hơn bởi nó tránh rắc rối.


+ Hoàn thành: Đây là giai đoạn kết thúc sau khi dây điện đã được luồn kĩ càng theo đúng nguyên tắc. Bạn có thể trám lại những đường ống trước đó để bảo đảm an toàn và tính thẩm mỹ.


Những lưu ý, nguyên tắc đi dây điện âm tường trong nhà


>>> Xem thêm: Ống nhựa PPR


Qúa trình nối, tạo dây điện luôn quan trọng trong thiết kế và thi công nhà ở, vì thế bất cứ kỹ sư hoặc nhà thầu thi công nào cũng phải nắm bắt được những nguyên tắc quan trọng nhất để đảm bảo sự an toàn và làm tăng tuổi thọ của mỗi công trình.


- Khi thi công, bạn nên chia điện thành nhiều nhánh để có thể dễ thao tác ngắt điện cục bộ từng khu vực lúc sửa chữa, thay lắp các thiết bị điện.


- Lưu ý đối với loại ống dây luồn dây điện phải thực sự chất lượng, chống thấm nước và chịu lực cao. Bởi khi va đập, ống dây không dễ bị dập nát và ảnh hưởng tới dây điện ở phía trong. Một chú ý nhỏ nữa đó là dây luồn ở trong ống chiếm khoảng 75% tiết diện ống.


- Dây điện phải được đi ở những nơi cao, khô ráo và phải tránh xa các nguồn nhiệt lớn, trách sự nóng chảy dây điện và gây chập, nổ.


- Đối với hệ thống dây dẫn điện ở trần đàn thạch cao, tường gạch ống …thì bạn nên sử dụng ống luồn đàn hồi. Gía cả của những loại ống đàn hồi này dao động từ 150000 – 1000000 vnd/cuộn (25-50m)


- Đối với hệ thống nối đất, bạn nên chọn các màu riêng biệt


- Đối với cùng của một nguồn điện phân phối dùng dây màu giống nhau và khác nhau đối với hai đường điện phân phối.


- Đối với các loại dây cung cấp tín hiệu như điện thoại, mạng internet, mạng nội bộ, hoặc ti vi truyền hình cap thì có nguyên tắc đó là phải kéo thẳng từ nơi đặt tổng đài đến ổ cắm, không nên nối trên đường đi. Một điểm cần đáng quan tâm đó là bạn không thể nối chung với đường đi của dây điện vì nó là loại dây truyền tín hiệu, đi chung với dây điện sẽ tạo hiện tượng nhiễu sóng và dẫn đến việc mất tín hiệu cũng như mất mạng ở điện thoại, cap ti vi. Nếu có thể đầu tư thêm, bạn nên chọn các loại dây có vỏ nhôm bọc ở ngoài, nó có thể chống nhiễu nên bạn có thể nối dây bất cứ đâu, không cần tách biệt với dây điện thông thường.

Đó là những điều nên làm trong việc hướng dẫn cách đi dây điện âm tường, kĩ sư còn chỉ ra những điểm cần tránh, không nên làm sau đây:

- Bạn không nên đặt dây sâu quá so với 1/3 độ dày của tường nhà


- Cần phải có các mối nối với nhau


- Bạn nên đặt dây điện ở những vị trí có thể đóng đinh, khoan lỗ


- Đặc biệt lưu ý không nên sử dụng ống nước, ống dẫn ga để làm ống luồn cho dây điện.


Trên là những lời khuyên mà các kĩ sư đã tư vấn để bạn có phương pháp đi dây điện âm tường đúng cách. Những lưu ý trên sẽ giúp bạn được phần nào trong quá trình thi công.


2 views0 comments

Kommentare


bottom of page