top of page
Writer's picturediennuocthinhthanh

4 cách thiết kế phòng khách liên thông với nhà bếp

Hiện nay, những căn hộ chung cư hay các căn nhà nhỏ hẹp đang rất phổ biến ở các thành phố lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để có một không gian mở, vừa rộng nhà lại có thể tận dụng hết sự đa năng trong sinh hoạt. Một gợi ý cho bạn là thiết kế phòng khách liên thông với nhà bếp.

Sự liên thông gian phòng ăn và phòng khách sẽ giúp 2 không gian này ngăn mà không cách. Nhờ đó, ngôi nhà của bạn trông rộng rãi và thông thoáng hơn. Với những ngôi nhà có diện tích hẹp hay căn hộ chung cư nhỏ không đủ chỗ để bố trí một phòng ăn riêng biệt, việc gộp chung với phòng khách là một giải pháp lý tưởng, tạo nên sự đầm ấm, quây quần. Dưới đây là một số ý tưởng giúp bạn lựa chọn để bạn lựa chọn tô điểm cho không gian của mình.


1. Thiết kế vách ngăn cho phòng khách và phòng bếp




Bạn có nghĩ cần phải xây tường kín giữa bếp và phòng khách vì bếp là khu vực tạo ra mùi thức ăn rất khó chịu không? Bạn nghĩ vậy là hoàn toàn sai. Sự thật, việc xây tường kín sẽ rất bức bí và bị hạn chế tầm nhìn.

Ngày nay, không gian mở đang tạo nên sự thịnh hành. Vách ngăn dễ tiết kiệm thời gian xây dựng hơn tường và nó đã tạo được sự riêng tư mà không gây ra cảm giác chật chội. Sự phân chia mang tính chất ước lệ bằng màu sắc, mảng trang trí… sẽ phân định rõ các không gian mà vẫn đảm bảo sự thông thoáng, giúp căn phòng như rộng hơn.

Có rất nhiều kiểu dáng vách ngăn như: dạng gỗ dọc, hoa văn uyển chuyển đẹp mắt,

đa dạng về màu sắc. Độ rộng của vách ngăn cũng phụ thuộc vào sở thích của gia chủ, nếu chú trọng sự riêng tư nên chọn thiết kế ngăn dài và ngược lại. Xem thêm: Vách ngăn phòng khách và phòng bếp ấn tượng – độc đáo.


2. Lựa chọn màu sắc nội thất phù hợp



Bạn nên chọn những tông màu nhạt, màu trung tính cho tường và nội thất của căn bếp. Những màu này có tác dụng làm sáng không gian, tạo cảm giác sạch sẽ. Nhưng bạn cũng đừng quên tạo ra điểm nhấn bằng các loại gạch trang trí hoặc chạy những đường viền quanh chân tường bằng những màu đậm hơn.

Bạn cũng có thể lựa chọn 2 màu sắc, 2 mảng tường trang trí khác nhau cho những không gian này. Sự độc lập và bổ sung cho nhau về màu sắc, đường nét tạo nên điểm nhấn cho căn phòng, khiến chúng được phân chia rõ ràng nhưng vẫn có sự gắn kết và liên thông.


3. Đặt quầy bar ở giữa


Trong kiến trúc hiện đại ngày nay, nhiều gia đình, nhất là gia đình trẻ thường lựa chọn bố trí quầy bar để ngăn cách phòng ăn và phòng khách. Không chỉ là nơi để các thành viên trong gia đình tận hưởng những món đồ uống yêu thích, quầy bar mini này còn là khúc ngăn nhẹ nhàng, ngăn cách nhưng vẫn có tính chất mở tạo không gian riêng biệt.

Với thiết kế này, người ta có thể giải quyết việc tận dụng không gian cho một lối sống mới một cách đầy hiệu quả. Khách có thể ngồi uống nước, trò chuyện trong lúc chủ nhà nấu nướng. Khách cũng có thể xắn tay cùng tham gia công việc nấu nướng như nhặt rau, rửa cái chén ngay trong chiếc bồn rửa được bố trí trên quầy bar. Mời bạn tham khảo một số mẫu tủ bếp gia đình đã thi công tại đây.


4. Phân chia bố cục rõ ràng



Gợi ý tiếp theo và cũng rất cần lưu tâm đối với những hộ gia đình thiết kế phòng khách thông với nhà bếp là phải phân chia bố cục rõ ràng.

Thông thường, phòng khách được thiết kế thông thoáng, nơi có ánh sáng chiếu được chiếu vào nhà một cách tự nhiên. Như vậy, phòng khách sẽ luôn tràn đầy sức sống. Ngược lại, nhà bếp nên được thiết kế ở góc tối hơn để giữ lửa và tạo sự ấm cúng. Bạn nên bố trí ở phòng bếp thêm một bòng đèn ở nơi đặt bếp hoặc chỗ chế biến thức ăn và rửa dọn hoặc có thể lắp đèn chuyên biệt trong tủ kính đựng chén bát. Ánh sáng đèn sẽ tôn vẻ đẹp của những chén bát bằng sành sứ, pha lê hay thủy tinh, tạo vẻ sang trọng cho căn bếp.



5 views0 comments

Commentaires


bottom of page